Khi
nào còn tổ chức rầm rộ các hoạt động mang tính hình thức là khi đó sự bất bình
đẳng giới vẫn còn tồn tại.
Được Liên Hiệp Quốc
chính thức hóa kể từ năm 1977, ngày 8/3 hằng năm được cộng đồng quốc tế xem là
Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (gọi tắt là Ngày Quốc tế Phụ
nữ). Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày của Mẹ (Mother's
Day). Đây là thành quả đấu tranh lâu dài, gian khó và lặng lẽ của hàng triệu phụ
nữ trên thế giới.
Thực tế là, hơn một thế
kỷ qua, nữ giới đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các
lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Thế nên, vào ngày này, phụ nữ
châu Âu và Bắc Mỹ thường từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình
đẳng và chỉ có tính hình thức. Một số người quen của mình đã từng có cơ hội du
học hoặc du lịch nước ngoài về cũng kể rằng, ở những nước mà họ đến, ngày 8/3
không còn được dư luận, đặc biệt là giới nữ, chú ý đến. Vì một lẽ giản đơn là ở
nước người ta, việc bình đẳng giới đã trở thành hiện thực. Phụ nữ không cần đợi
đến ngày 8/3 mới được quan tâm, tôn vinh và ngợi ca.
Trong khi đó, ở Việt
Nam ta, vào ngày này, phái nam thường tặng hoa, tặng quà cho phụ nữ và xem đây
là cơ hội để biểu thị tình cảm của mình dành cho một nửa còn lại của thế giới.
Không khỏi ngạc nhiên trước những câu viết tràn ngập trên các mặt báo, đại loại
như: “trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan
tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống”. Các câu hỏi liên tiếp
đặt ra là, tại sao người phụ nữ lại không được quan tâm trong tất cả 365 ngày
trong một năm? Tại sao nam giới không thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người
phụ nữ mà họ yêu quý trong tất cả 365 ngày trong một năm? Tại sao không tạo dựng
sự công bình cho phụ nữ mà cứ đợi đến ngày 8/3 để “bù đắp cho những vất vả của
những người mẹ tảo tần cho gia đình và xã hội, những người vợ đảm đang, vun
vén dựng xây tổ ấm gia đình”?
Đặc biệt hơn, các hoạt
động hướng đến ngày 8/3 cũng được khắp nơi tổ chức rầm rộ, với quy mô lớn nhỏ
khác nhau nhưng đều có điểm chung là hoành tráng. Tuy vậy, dễ nhận thấy, các hoạt
động này thường chỉ dừng lại ở tính hình thức mà chưa đi vào thực chất. Ít có
chàng trai nào tặng hoa, quà cho người yêu mà sau đó sẽ thành tâm nói đến chuyện
bình đẳng giới thật sự. Không có ý quy chụp, nhưng rõ ràng, nam giới Việt Nam vẫn
ít nhắc đến chuyện bình đẳng giới một cách bền vững, lâu dài. Sau 8/3, mọi chuyện
lại đâu vào đấy, các bố các anh lại tiếp tục đi nhậu, lại tiếp tục lo lắng
"chuyện đại sự quốc gia" và thây kệ, phó mặc "mớ công việc gia
đình con cỏn" cho các mẹ, các chị. Truyền thông hết mực tôn vinh người phụ
nữ, các bản nhạc bài thơ hết mực tôn vinh người phụ nữ, nhưng thực tế thì sự bất
bình đẳng giới chẳng thay đổi được bao nhiêu. Người phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải
đối mặt với đầy rẫy những bất công.
Theo các thông kê chưa
đầy đủ, hiện nay, ở nước ta, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai
trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Hãy chia sẻ với họ những
khó khăn trong công việc và gia đình, làm những điều khiến họ hạnh phúc hơn là
những lời lẽ sáo rỗng, hơn là những bông hoa được tặng chỉ nở và có ý nghĩa trong một ngày duy nhất. Hãy để
sự bình đẳng giới đi vào thực chất hơn, đời hơn...
Xuân
Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét